Điện được xem là thứ thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, để lắp đặt và sử dụng điện đảm bảo an toàn, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về điện. Bài viết dưới đây, Siesi sẽ giới thiệu cho bạn một số cách bố trí điện trong nhà an toàn.
Một số tiêu chuẩn về cách bố trí điện trong nhà
1. Tiêu chí về các ổ cắm điện trong nhà
– Tìm mua loại ổ cắm có thương hiệu uy tín và đảm bảo chất lượng cả phía trong và ngoài ổ cắm.
– Không mua ổ cắm có phần vỏ mỏng để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
– Lựa chọn ổ cắm và phích cắm tương ứng với nhau.
– Loại ổ cắm được sử dụng phải phù hợp với công suất điện của các thiết bị trong nhà.
– Nên dùng loại ổ cắm điện có dây tiếp đất an toàn và lắp từ hai đến bốn ổ cắm điện loại 15A trong mỗi phòng.
– Ở những khu vực có sử dụng nước, nên lắp đặt ổ cắm điện loại chống nước ở vị trí khô ráo nhất.
– Đối với các thiết bị điện có công suất lớn như tủ lạnh, máy giặt, lò nướng, bếp điện… thì phải sử dụng ổ cắm riêng biệt.
– Nếu dùng bếp gas, bạn không nên lắp đặt ổ cắm ở gần mặt sàn hay bếp để tránh gây cháy nổ.
Ổ cắm có dây tiếp đất an toàn
2. Tiêu chí về chiều cao, khoảng cách của ổ cắm điện
– Ổ cắm điện phải đặt cách mặt sàn ít nhất là 0,3m. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, bạn nên lắp đặt cách mặt sàn tối thiểu 1,5m để đảm bảo an toàn cho các bé.
– Đường dây điện phải cách cửa ra vào và cửa sổ tối thiểu 10cm.
– Dây điện ngầm tới các ổ cắm, công tắc điện phải bắt đầu từ trục nằm ngang và bố trí thẳng với bảng điện, ổ cắm điện và công tắc.
– Riêng với nhà tắm và nhà vệ sinh, cần lắp đặt công tắc điện ở cả phía trong và ngoài.
– Công tắc đèn chính cần bố trí gần cửa ra vào, cách mặt sàn từ 0,7 đến 0,9m.
Xác định trước vị trí của các thiết bị điện
Khi xác định trước vị trí của các thiết bị điện sẽ giúp hạn chế rủi ro, có cách bố trí ổ cắm và đi đường dây điện hợp lý.
Bạn cần có một bản vẽ vị trí cụ thể của các thiết bị điện cũng như nội thất trong nhà để lựa chọn được vị trí lắp đặt ổ cắm điện thích hợp nhất. Thường thì ổ cắm được bố trí ở sau các thiết bị điện cố định như tivi, tủ lạnh, máy giặt,… và cách mặt sàn 0,3m đối với các thiết bị điện di động như máy hút bụi, quạt cây để đảm bảo độ an toàn, thuận tiện và mang tính thẩm mỹ cao.
Bố trí ổ cắm điện ở các vị trí hợp lý.
Hướng dẫn cách bố trí ổ cắm điện trong nhà theo từng không gian
1. Bố trí ổ cắm điện trong phòng khách
Ở phòng khách thường được bố trí tổng cộng sáu ổ cắm điện: một ổ cắm cho tivi, một ổ cắm cho các thiết bị loa, một ổ cắm cho điều hòa, hai ổ cắm hai bên sofa để sạc điện thoại, máy tính, quạt,… khi cần và một ổ cắm để dự phòng.
Lắp đặt ổ cắm điện phía sau tivi.
2. Bố trí ổ cắm điện trong phòng bếp
Phòng bếp là nơi sử dụng nhiều các thiết bị điện nhất trong nhà nên cần ít nhất năm ổ cắm điện lớn có thể hoạt động liên tục:
– Một ổ cắm đôi cho máy hút mùi và bình nóng lạnh.
– Một ổ cắm đôi ở dưới bồn rửa.
– Một ổ cắm đôi cho lò vi sóng, lò nướng, nồi chiên không dầu hay nồi áp suất.
– Một ổ cắm phía sau tủ lạnh.
– Một ổ cắm cho bếp điện.
– Một ổ cắm đôi ở khu vực bàn ăn để dùng quạt, nồi lẩu,…
– Một bộ ổ điện có bốn đến năm lỗ để dùng nồi cơm điện, ấm siêu tốc, máy xay sinh tố,…
Lưu ý: Ổ cắm điện dùng trong phòng bếp phải đảm bảo cách mặt sàn ít nhất là 1,3m và cách bếp nấu ít nhất 0,5m.
Loại ổ cắm điện có năm lỗ.
3. Bố trí ổ cắm điện trong phòng ngủ
Trong phòng ngủ cũng cần bố trí nhiều ổ cắm điện. Hai bên giường ngủ đều cần phải lắp đặt ổ cắm để thắp đèn ngủ, sạc điện thoại,…
Còn tùy thuộc vào đối tượng và nhu cầu sử dụng phòng mà chúng ta cũng có số lượng ổ cắm cần lắp khác nhau. Với phòng ngủ có sử dụng tivi, điều hòa thì cần hai ổ cắm riêng cho hai thiết bị này. Với phòng cho người lớn có bàn làm việc hay bàn trang điểm, hoặc với phòng cho trẻ nhỏ có bàn học thì cần lắp một ổ cắm đôi gần bàn.
Ngoài ra, bạn cũng cần bố trí thêm một vài ổ cắm dự phòng để dùng quạt, máy hút bụi…
Bố trí ổ cắm điện hai bên giường ngủ.
4. Bố trí ổ cắm điện trong nhà vệ sinh và nhà tắm
Trong nhà vệ sinh cần bố trí cố định ổ cắm bên cạnh gương soi để dùng tông đơ, máy sấy tóc, bàn chải điện. Tùy thuộc vào số lượng thiết bị cần sử dụng điện mà có số lượng và cách bố trí ổ cắm điện khác nhau: ổ cắm cho bình nóng lạnh, quạt thông gió, máy giặt, bể sục nước…
Khi lắp đặt ổ cắm trong nhà vệ sinh và nhà tắm cần mua loại chịu được nước, có lớp bảo vệ để đảm bảo độ an toàn.
Ổ cắm điện đôi được lắp đặt hai bên gương soi
5. Bố trí ổ cắm điện trong phòng làm việc, học tập
Nếu bạn sử dụng máy tính để bàn thì cần bố trí một ổ cắm bốn lỗ cho màn hình, CPU, loa và một lỗ để dự phòng. Còn nếu bạn sử dụng máy tính để bàn thì chỉ cần loại bỏ đi lỗ dành cho CPU.
Ngoài ra, bạn cần lắp đặt thêm một ổ cắm cho điều hòa, một ổ cắm đôi cho đèn bàn, sạc điện thoại và một ổ cắm đôi dự phòng cho quạt, máy hút bụi,…
Một số điều cần lưu ý khi thiết kế hệ thống điện và thi công lắp đặt
1. Xác định nhu cầu sử dụng
Khi bạn đã xác định được nhu cầu sử dụng thì sẽ rất dễ dàng để lựa chọn các thiết bị điện, loại ổ cắm và lên bản thiết kế chi tiết, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn.
2. Thiết kế bản vẽ kỹ thuật
Chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật là một bước cực kỳ quan trọng trong thiết kế hệ thống điện và thi công lắp đặt để đánh giá được tốt khả năng chịu tải của đường điện, giúp bạn đưa ra phương án phù hợp, đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và thi công lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng.
3. Lựa chọn trang thiết bị điện phù hợp
Mỗi một thiết bị điện đều có công suất, sức tải, định mức, có yêu cầu và cách lắp đặt khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn trang thiết bị điện phù hợp để đảm bảo độ an toàn, thuận tiện trong khi sử dụng cũng như có tính thẩm mỹ cao.
Thiết kế hệ thống điện âm tường sẽ giúp ngôi nhà bạn trông gọn gàng, sạch sẽ và hiện đại hơn.
Trên đây là toàn bộ những nguyên tắc cần chú ý khi bố trí ổ cắm điện trong nhà. Siesi hy vọng bạn sẽ lưu ý thật kỹ để đảm bảo an toàn cho mình và người thân trong gia đình.